๑۩۞۩๑[♥(¯`•♥TRƯỜNG LONG KHÁNH VŨ♥•´¯) ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑
TRƯỜNG LONG KHÁNH VŨ CHÀO MỪNG CÁC TẤM LÒNG MỘ ĐIỆU CẢI LƯƠNG KHẮP GẦN XA
๑۩۞۩๑[♥(¯`•♥TRƯỜNG LONG KHÁNH VŨ♥•´¯) ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑
TRƯỜNG LONG KHÁNH VŨ CHÀO MỪNG CÁC TẤM LÒNG MỘ ĐIỆU CẢI LƯƠNG KHẮP GẦN XA
๑۩۞۩๑[♥(¯`•♥TRƯỜNG LONG KHÁNH VŨ♥•´¯) ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

๑۩۞۩๑[♥(¯`•♥TRƯỜNG LONG KHÁNH VŨ♥•´¯) ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑

THÀ NẶNG GÁNH VƯƠNG TƠ , CHỨ KHÔNG CHỊU XA ÁNH ĐÈN MÀU
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG

Go down 
Tác giảThông điệp
bdx
Quản trị viên
Quản trị viên
bdx


Tổng số bài gửi : 618
Points : 960
Join date : 18/08/2012
Age : 29
Đến từ : LONG XUYÊN_AN GIANG

NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG Empty
Bài gửiTiêu đề: NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG   NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG I_icon_minitimeThu Sep 27, 2012 2:00 pm

Ðặc điểm của sân khấu cải lương

Năm 1920 đoàn hát mang tên Tân Thinh ra mắt khán giả, Tân Thinh không dùng tên gánh mà dùng tên đoàn hát và ghi rõ đoàn hát cải lương, dưới bảng hiệu có treo đôi liễn như sau:

Cải cách hát ca theo tiến bộ
Lương truyền tuồng tích sánh văn minh.

Ðôi liễn ấy đã nêu lên những đặc điểm cơ bản của sân khấu cải lương. Như trên đã nói, cải lương vốn là một động từ mang nghĩa thông thường trở thành một danh từ riêng. Cải lương có nghĩa là thay đổi tốt hơn khi so sánh với hát bội. Sân khấu cải lương là một loại hình sân khấu khác hẳn với hát bội cả về nội dung vở soạn lẫn nghệ thuật trình diễn.

1- Bố cục

[You must be registered and logged in to see this link.] Các soạn giả đầu tiên của sân khấu cải lương vốn là soạn giả của sân khấu hát bội. Nhưng các soạn giả của thuộc lớp kế tục thì nghiêng hẳn về cách bố cục theo kịch nói: vở kịch được phân thành hồi, màn, lớp, có mở màn, hạ màn, theo sự tiến triển của hành động kịch. Vai trò của soạn giả, đạo diễn không lộ liễu trước khán giả mà ẩn sau lưng nhân vật.

Ban đầu, các vở viết về các tích xưa (mà người ta quen gọi là tuồng Tàu) có khi còn giữ ít nhiều kiểu bố cục phảng phất hát bội, nhưng các vở về đề tài xã hội mới (gọi là tuồng xã hội) thì hoàn toàn theo bố cục của kịch nói. Càng về sau thì bố cục của các vở cải lương (kể cả các vở về đề tài xưa cũng theo kiểu bố cục của kịch nói).

(Nguyễn Thành Châu,soạn giả, đạo diễn kiêm diễn viên, 40 năm trong nghề đã nâng cao trình độ Cải lương của nước nhà)

2- Ðề tài và cốt truyện

[You must be registered and logged in to see this link.] vở cải lương ngay từ đầu đều khai thác các truyện Nôm của ta như Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên hoặc các câu truyện trong khung cảnh xã hội Việt Nam.

Sau đó chiều theo thị hiếu của khán giả sân khấu cải lương cũng có một số vở soạn theo các truyện, tích của Trung Quốc đã được đưa lên sân khấu hát Bội và được khán giả rất ưa thích.

Sau này nhiều soạn giả, kể cả soạn giả xuất thân từ tân học cũng soạn vở dựa theo truyện xưa của Trung Quốc hoặc dựng lên những cốt truyện với nhân vật, địa danh có vẻ của Trung Quốc nhưng những cảnh ngộ, tình tiết thì của xã hội Việt Nam

(Ngọc Giàu trong vở "Tình yêu và lời đáp")

3- Ca nhạc

[You must be registered and logged in to see this link.]Các loại hình sân khấu như hát bội, chèo, cải lương được gọi là ca kịch vì ở đây ca kịch giữ vai trò chủ yếu. Là ca kịch chứ không phải là nhạc kịch vì soạn giả không sáng tác nhạc mà chỉ soạn lời ca theo các bản nhạc cho phù hợp với các tình huống sắc thái tình cảm.
Như vậy, nói chung về ca nhạc, sân khấu cải lương sử dụng cái vốn dân ca nhạc cổ rất phong phú của Nam Bộ. Trên bước đường phát triển nó được bổ sung thêm một số bài bản mới (như Dạ cổ hoài lang sau này mang tên Vọng cổ là một dân ca nổi tiếng của sân khấu cải lương). Nó cũng gồm một số điệu ca vốn là nhạc Trung Quốc nhưng đã được phổ biến từ lâu trong nhân dân Việt Nam, đã Việt Nam hóa.

(Phương Khanh, một trong những diễn viên nổi tiếng ở buổi đầu sân khấu Cải lương)

4-Diễn xuất

[You must be registered and logged in to see this link.]Diễn viên cải lương diễn xuất một cách tự nhiên, nhất là khi diễn về đề tài xã hội thì diễn viên diễn xuất như kịch nói. Khác với kịch nói ở chỗ đáng lẽ nói, diễn viên ca, cho nên cử chỉ điệu bộ cũng uyển chuyển, mềm mại theo lời ca. Dù không giống như cử chỉ điệu bộ của diễn viên kịch nói, mà vẫn gần với hiện thực chứ không cường điệu như hát bội.
Cải lương cũng có múa và diễn võ nhưng nhìn chung là những động tác trong sinh hoạt để hài hoà với lời ca chứ không phải là hình thức bắt buộc.

(Diễn viên Kim Lan)

5-Y phục

[You must be registered and logged in to see this link.]Trong các vở về đề tài xã hội diễn viên ăn mặc như nhân vật ngoài đời. Trong các vở diễn về đề tài lịch sử dân tộc, về các truyện cũ của Trung Quốc, phóng tác từ những câu chuyện, hay các vở kịch từ nước ngoài thì y phục của diễn viên cũng được chọn lựa để gợi ra xuất xứ của cốt truyện và của nhân vật, nhưng cũng chỉ mới có tính là ước lệ thôi chứ chưa đúng với hiện thực.


(Thanh Thanh Tâm, một trong những giọng ca hay được nhiều người mến mộ ở TPHCM)
Về Đầu Trang Go down
https://cailuong.forumvi.com
 
NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CẢI LƯƠNG HỒ QUẢNG LÀ GÌ?
» NGUÔN GÔC CÙA NGHÊ THUÂT HÁT BÔI
» danh sách các tuồng cải lương của NGHỆ SĨ PHƯỢNG MAI
» Nghệ sĩ Vũ Luân, hiện tượng cải lương cuối thế kỷ 20
» VÀI NÉT CẢI LƯƠNG VIỆT NAM

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
๑۩۞۩๑[♥(¯`•♥TRƯỜNG LONG KHÁNH VŨ♥•´¯) ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑ :: /★CẢI LƯƠNG VIỆT NAM)♥ღ-
Chuyển đến