๑۩۞۩๑[♥(¯`•♥TRƯỜNG LONG KHÁNH VŨ♥•´¯) ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑ THÀ NẶNG GÁNH VƯƠNG TƠ , CHỨ KHÔNG CHỊU XA ÁNH ĐÈN MÀU |
|
| VÀI NÉT CẢI LƯƠNG VIỆT NAM | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
bdx Quản trị viên
Tổng số bài gửi : 618 Points : 960 Join date : 18/08/2012 Age : 29 Đến từ : LONG XUYÊN_AN GIANG
| Tiêu đề: VÀI NÉT CẢI LƯƠNG VIỆT NAM Sun Aug 19, 2012 12:41 pm | |
| Hai tiếng "Cải lương" có nghĩa là "Sửa đổi cho tốt hơn". Từ xưa ở Việt Nam không có lối diễn tuồng nào khác hơn là hát Chèo hay hát Tuồng (ở Bắc Phần) và hát bội (ở Trung và Nam Phần). Đến 1917, khi cải lương ra đời, người mình nhận thấy điệu hát này có thể tân tiến hơn điệu hát bội, nên cho đó là một việc cải thiện điệu hát xưa cho tốt hơn. Vì lẽ ấy người mình dùng hai tiếng "Cải lương" để đặt tên cho điệu hát mới mẻ nàỵ
Năm 1911, Nguyễn Tống Triều muốn đưa ca nhạc ra trước công chúng, nên thương lượng với chủ nhà hàng "Minh Tân khách sạn" ở ngang ga xe lửa Mỹ Tho - Sài Gòn để ban tài tử đờn ca giúp vui cho thực khách. Người đến nghe ngày càng đông. Nhận thấy sáng kiến này có kết quả khả quan, Thầy Hộ, chủ rạp hát bóng Casino, phía sau chợ Mỹ Tho, muốn cho rạp hát mình đông khán giả bèn mới ban tài tử đến trình diễn mỗi tối thứ bảy và thứ tư trên sân khấu và đã được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt.
Sân khấu thời bấy giờ cũng được dàn dựng rất đơn giản. Cái màn bạc dùng làm bối cảnh (fond), kế đó có lót một bộ ván, trước bộ ván có để một cái bàn chưn cheọ Hai bên sân khấu có để cây kiểng. Các tài tử đều ngồi trên bộ ván và mặc quốc phục xem thật nghiêm trang
Sáng kiến đưa đờn ca tài tử lên sân khấu của Tư Triều từ năm 1912 tại Mỹ Tho đã lan tràn đến Sài Gòn và nhiều tỉnh ở Nam Phần. Năm 1913 - 1914, chủ nhà hàng ở sau chợ Mới, Sài Gòn, là "Cửu Long Giang" nghe danh tiếng ban tài tử nên đã xuống tận nơi để mời về. Ông Năm Tú là người có công nhất trong việc gây dựng lối hát Cải lương buổi ban đầụ Ông mướn thợ vẽ tranh cảnh phỏng theo lối trang trí rạp hát Tây Sài Gòn. Ông mua sắm y phục cho đào kép khá chu đáo và nhờ nhà văn Trương Duy Toản soạn tuồng.
Ông cất một cái rạp hát rộng lớn và đẹp đẽ gần chợ Mỹ Tho để cho ban ca kịch của ông trình diễn. Điệu hát cải lương chính thức hình thành từ đó và ngày càng phát triển mạnh, nhiều Ban được thành lập. | |
| | | bdx Quản trị viên
Tổng số bài gửi : 618 Points : 960 Join date : 18/08/2012 Age : 29 Đến từ : LONG XUYÊN_AN GIANG
| Tiêu đề: Re: VÀI NÉT CẢI LƯƠNG VIỆT NAM Sun Aug 19, 2012 12:44 pm | |
| Trong các cuộc tế lễ, ma chay, người ta mời ban nhạc tới diễn tấu, không dùng các loại trống, kèn và các loại nhạc cụ gõ khác và chơi một số bản của nhạc lễ có viết thêm lời ca và một số bản của nhã nhạc từ miền Trung đi vàọ
Đặc điểm của sân khấu cải lương
1. Bố cục
Các soạn giả đầu tiên của sân khấu cải lương vốn là soạn giả của sân khấu hát bộị Nhưng các soạn giả của thuộc lớp kế tục thì nghiêng hẳn về cách bố cục theo kịch nói: vở kịch được phân thành hồi, màn, lớp, có mở màn, hạ màn, theo sự tiến triển của hành động ki.ch. Vai trò của soạn giả, đạo diễn không lộ liễu trước khán giả mà ẩn sau lưng nhân vật.
Ban đầu, các vở viết về các tích xưa (mà người ta quen gọi là tuồng Tàu) có khi còn giữ ít nhiều kiểu bố cục phảng phất hát bội, nhưng các vở về đề tài xã hội mới (gọi là tuồng xã hội) thì hoàn toàn theo bố cục của kịch nói. Càng về sau thì bố cục của các vở cải lương (kể cả các vở về đề tài xưa cũng theo kiểu bố cục của kịch nói).
2. Đề tài và cốt truyện
Các vở cải lương ngay từ đầu đều khai thác các truyện Nôm như Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên hoặc các câu truyện trong khung cảnh xã hội Việt Nam.
Sau đó chiều theo thị hiếu của khán giả sân khấu cải lương cũng có một số vở soạn theo các truyện, tích của Trung Hoa đã được đưa lên sân khấu hát Bội và được khán giả rất ưa thích.
Sau này nhiều soạn giả, kể cả soạn giả xuất thân từ tân học cũng soạn vở dựa theo truyện xưa của Trung Quốc hoặc dựng lên những cốt truyện với nhân vật, địa danh có vẻ của Trung Quốc nhưng những cảnh ngộ, tình tiết thì của xã hội Việt Nam (Ngọc Giàu trong vở "Tình yêu và lời đáp")
3. Ca nhạc
Các loại hình sân khấu như hát bội, chèo, cải lương được gọi là ca kịch vì ở đây ca kịch giữ vai trò chủ yếu. Là ca kịch chứ không phải là nhạc kịch vì soạn giả không sáng tác nhạc mà chỉ soạn lời ca theo các bản nhạc cho phù hợp với các tình huống sắc thái tình cảm.
Như vậy, nói chung về ca nhạc, sân khấu cải lương sử dụng cái vốn dân ca nhạc cổ rất phong phú của Lục Tỉnh. Trên bước đường phát triển nó được bổ sung thêm một số bài bản mới (như Dạ cổ hoài lang sau này mang tên Vọng cổ là một dân ca nổi tiếng của sân khấu cải lương). Nó cũng gồm một số điệu ca vốn là nhạc Trung Hoa nhưng đã được phổ biến từ lâu trong dân chúng Lục Tỉnh, đã Việt Nam hóa. (Phương Khanh, một trong những diễn viên nổi tiếng ở buổi đầu sân khấu Cải lương)
4. Diễn xuất
Diễn viên cải lương diễn xuất một cách tự nhiên, nhất là khi diễn về đề tài xã hội thì diễn viên diễn xuất như kịch nóị Khác với kịch nói ở chỗ đáng lẽ nói, diễn viên ca, cho nên cử chỉ điệu bộ cũng uyển chuyển, mềm mại theo lời ca. Dù không giống như cử chỉ điệu bộ của diễn viên kịch nói, mà vẫn gần với hiện thực chứ không cường điệu như hát bội.
Cải lương cũng có múa và diễn võ nhưng nhìn chung là những động tác trong sinh hoạt để hài hoà với lời ca chứ không phải là hình thức bắt buộc.
5. Y phục
Trong các vở về đề tài xã hội diễn viên ăn mặc như nhân vật ngoài đời. Trong các vở diễn về đề tài lịch sử dân tộc, về các truyện cũ của Trung Hoa, phóng tác từ những câu chuyện, hay các vở kịch từ nước ngoài thì y phục của diễn viên cũng được chọn lựa để gợi ra xuất xứ của cốt truyện và của nhân vật, nhưng cũng chỉ mới có tính là ước lệ thôi chứ chưa đúng với hiện thực.
6. Âm nhạc
Chúng ta đều biết không có một nền âm nhạc nào không mang tính kế thừa và phát triển, hai mặt này đi song song với nhau, cùng nằm trong hiện tượng văn hoá-nghệ thuật qua nhiều thế hệ, bắt gốc từ yếu tố tộc người trong thời kỳ sơ khaị Nó đã ăn sâu và tác động vào điều kiện tâm-sinh lý của con người, và mang tính di truyền. Nó là một hiện tượng mang tính qui luật tạo thành mầm mống cho ngôn ngữ âm nhạc dân tộc. Âm nhạc cải lương cũng không tách khỏi qui luật nàỵ
Người ta thường nói cải lương xuất phát từ Lục Tỉnh (Miền nam ), đó là cách nói rút gọn, nhưng đứng về mặt lịch sử thì nhạc cải lương là một loại nhạc sân khấu, được phát triển dựa trên phong trào ca nhạc tài tử (phong trào chơi nhạc không chuyên nghiệp lan rộng khắp Nam bộ thời trước). Loại nhạc này bắt nguồn từ nền ca nhạc dân gian lâu đời của nước Việt , đồng thời phát triển với những cuộc di dân về phương Nam của ông cha ta. Cũng những cây đàn ấy, càng đi khỏi vùng đất Tổ thì càng trở nên linh động với những màu sắc mới lạ và biến thành một loại hình nghệ thuật độc đáo dân tộc. Có thể nói đó là đức tính của con người Việt Nam được hun đúc qua những cuộc di dân lớn, đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, vượt qua muôn nghìn khó khăn gian khổ để xây dựng thôn ấp, phát triển xã hội. | |
| | | bdx Quản trị viên
Tổng số bài gửi : 618 Points : 960 Join date : 18/08/2012 Age : 29 Đến từ : LONG XUYÊN_AN GIANG
| Tiêu đề: Re: VÀI NÉT CẢI LƯƠNG VIỆT NAM Sat Mar 09, 2013 1:13 pm | |
| Thế nào là một giọng ca cải lương hay?
Cải lương có những làn điệu bài bản cố định, từ đó nhạc sỹ thiết kế để phù hợp với tâm trạng từng nhân vật. Trong ngần ấy mẫu gốc, làn điệu cơ bản, hát thế nào cho hay, cho đẹp, có hơi ấm tình cảm và bản sắc riêng hoàn toàn phụ thuộc vào tài nghệ điều khiển, thao túng nhịp điệu của từng diễn viên hát cải lương.
Yếu tố hàng đầu cho một giọng ca cải lương hay chính là sức mạnh truyền cảm. Một giọng ca hời hợt, chỉ thấy lời mà không thấy lòng người, không phải là giọng ca hay. Ngay cả một giọng ca điêu luyện về kỹ thuật mà không có linh cảm, có cái "hồn" thì cũng chỉ là một giọng ca chết, không sinh khí.
Một giọng ca hay là giọng ca lột tả đến cùng tình cảm của câu hát, của tâm trạng nhân vật bằng tất cả rung động của trái tim người hát và bằng cả quá trình khổ luyện, tìm ra được cách biểu hiện tốt nhất. Khi nội dung bài hát đã thấm vào lòng diễn viên, đã biến thành máu thịt, thì các kỹ thuật gieo câu, nhả chữ, ngừng lặng, luyến láy, đều là kết quả sự xúc động tình cảm sâu sắc của người hát. Một người rất ít nghe cải lương, thậm chí chưa nghe bao giờ, cũng có thể xúc động khi nghe một giọng ca truyền đạt chính xác sắc độ tình cảm của lời bài hát, của nhân vật như: yêu thương, nhớ nhung, buồn bã hoặc căm uất, giận hờn...
Tùy cách chế ngự điều khiển của từng diễn viên với bài bản cải lương, sẽ quyết định từng màu sắc riêng biệt của mỗi giọng ca.
Mỗi người sẽ tạo ra một chất giọng riêng, không lẫn vào đâu được. Và người ta dễ dàng nhận ra một Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Mỹ Châu... hay út Trà ôn, Minh Vương, Minh Phụng, Minh Cảnh... trên sân khấu phía Nam.
Một giọng ca hay trên sân khấu chỉ có thể được coi là hoàn hảo nếu không tách rời nghệ thuật sân khấu biểu diễn. Vì vậy, tiêu chuẩn thứ hai của giọng ca hay là biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa ca và diễn. Nếu diễn viên chỉ chú ý đến lời hát mà không quan tâm đến nhân vật thì khán giả chỉ có thể nhớ đến con người thật của anh ta chứ hoàn toàn không gắn với một hình tượng nhân vật nào cả. Ðiều đó giống như là nghe hát những bài vọng cổ hơn là một vai diễn ca hay. Ngược lại, nếu diễn viên diễn xuất thật hay mà ca dở thì mọi người lại không nghĩ mình đang xem cải lương! Cần thiết phải có sự kết hợp hài hòa, nếu không xem như thất bại.
Trong cải lương, giọng ca là vô cùng quan trọng nhưng không phải là tất cả. Vì thế, có được một giọng ca "trời phú" thì cần phải rèn luyện, trau dồi để ngày càng tiến bộ hơn với những vai diễn thật sự có "hồn". | |
| | | bdx Quản trị viên
Tổng số bài gửi : 618 Points : 960 Join date : 18/08/2012 Age : 29 Đến từ : LONG XUYÊN_AN GIANG
| Tiêu đề: Re: VÀI NÉT CẢI LƯƠNG VIỆT NAM Sat Mar 09, 2013 1:14 pm | |
| Vọng cổ hoài lang
Người yêu, yêu đến si tình, nhưng người ghét thì ghét cay, ghét đắng. Chỉ nghe tên đã muốn đào đất đổ đi, có khi vì sự ghen ghét ấy mà sân khấu cải lương cũng bị vạ lây. Có lẽ vì thế mà sau khi ra đời bài Vọng cổ đã phải bao lần thay tên, đổi họ "hóa thân", mới sống được tới ngày hôm nay.
Dạ cổ hoài lang (Vọng cổ hoài lang) ra đời được hơn nửa thế kỷ. Nó đã làm cho nền móng cho nhiều bài vọng cổ không ngừng phát triển. Ðó là một hiện tượng có liên quan đế cuộc đời tác giả-nhạc sĩ Cao Văn Lầu.
Xuất thân từ một gia đình bần nông thuộc tỉnh Long An (trước là Tân An), lúc lên sáu tuổi, nhạc sĩ đã phải cam chịu cảnh bị áp bức bóc lột như muôn ngàn gia đình nông dân nghèo khổ khác.
Tuy còn nhỏ nhưng cậu bé Cao Văn Lầu đã chứng kiến nhiều sự ngang trái trong cuộc sống tha phương cầu thực, rày đây mai đó, hết làm nghề này lại chuyển sang nghề khác và trong con tim nhỏ bé đã chớm nở dần những xúc cảm về cuộc đời. Từ khi gia đình định cư ở một vùng đất biển Bạc Liêu thì tính nghệ sĩ của chàng trai ngày càng được thể hiện rõ rệt. Ðược sự dạy bảo cẩn thận về âm nhạc của lão nghệ sĩ Hai Khị, Cao Văn Lầu bắt đầu cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp âm nhạc. Nhạc sĩ rất thành thạo về môn nhạc lễ và nhạc tài tử khi nhạc sĩ đang độ 20 tuổi và cũng đồng thời với phong trào "ca ra bộ" bắt đầu phát triển ra khắp lục tỉnh Nam Kỳ lúc bấy giờ.
Bản Vọng cổ trước hết có tên là Dạ cổ được nhạc sỹ Cao Văn Lầu sáng chế hồi năm 1920 (sau ba năm khi cải lương ra đời). Sanh 1890, ông Sáu Lầu được 30 tuổi khi ông chế bản Vọng cổ. Lúc ấy ông cưới vợ được 10 năm, nhưng không có con. Cha mẹ ông buộc phải cưới vợ khác vì sợ tuyệt tự. Ông buồn rầu không còn muốn làm ăn gì nữa. Ban ngày ra ngoài đồng, ông nghiền ngẫm những lời vợ ông nói trước khi chia tay. Ông biết đờn cổ nhạc nên trong tâm trạng người chồng đau khổ trước cảnh gia đình tan rã, ông cảm hứng tạo ra bản nhạc 20 câu gọi "Dạ cổ hoài lang" (Ðêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng), có ý để kỷ niệm mối tâm tình của vợ ông với ông. Không biết có phải ông trời vì thấu hiểu và cảm thông cho đôi vợ chồng mà ít lâu sau, vợ ông thụ thai...
Về sau, bản nhạc ấy được đổi tên là "Vọng cổ hoài lang" cho rộng nghĩa thêm (Trông mối tình xưa mà nhớ đến chồng). | |
| | | bdx Quản trị viên
Tổng số bài gửi : 618 Points : 960 Join date : 18/08/2012 Age : 29 Đến từ : LONG XUYÊN_AN GIANG
| Tiêu đề: Re: VÀI NÉT CẢI LƯƠNG VIỆT NAM Sat Mar 09, 2013 1:15 pm | |
| Vì sao cải lương được nhiều người đón nhận?
Hát Bội là lối diễn xuất cho một lớp người biết thưởng thức xem, còn Cải lương là lối diễn cho mọi thành phần xem. Từ giới thượng lưu đến những người bình dân đều có thể là khán giả của cải lương. Nghệ thuật cải lương rất dễ hiểu. Lời văn giản dị, gần gũi với đời sống hàng ngày.
Nội dung các vở cải lương thường đi sát với quần chúng. Khi xem tuồng xã hội, khán giả có cảm tưởng hoàn cảnh của các vai tuồng có thể xảy đến cho mình và do đó sự cảm xúc càng thêm mạnh và in sâu vào trí não.
Ngoài ra, cải lương có đủ các thú tiêu khiển "cầm ca thi họa" để cho khán giả thưởng thức. Trước hết có âm nhạc cổ điển, nhạc Âu và ca ngân nhiều bản tân và cổ. Kế đó có những lời văn và câu thơ soạn theo lối dễ hiểu... Cải lương còn cho xem những tranh cảnh hội họa và gợi khiếu thẩm mỹ về kiến trúc và xây dựng vở kịch, từ hình thức đến nội dung.
Sau hết là cách sử dụng ánh sáng trên nhiều màu sắc tươi đẹp của y trang và tranh cảnh. | |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: VÀI NÉT CẢI LƯƠNG VIỆT NAM | |
| |
| | | | VÀI NÉT CẢI LƯƠNG VIỆT NAM | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |
|