๑۩۞۩๑[♥(¯`•♥TRƯỜNG LONG KHÁNH VŨ♥•´¯) ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑
TRƯỜNG LONG KHÁNH VŨ CHÀO MỪNG CÁC TẤM LÒNG MỘ ĐIỆU CẢI LƯƠNG KHẮP GẦN XA
๑۩۞۩๑[♥(¯`•♥TRƯỜNG LONG KHÁNH VŨ♥•´¯) ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑
TRƯỜNG LONG KHÁNH VŨ CHÀO MỪNG CÁC TẤM LÒNG MỘ ĐIỆU CẢI LƯƠNG KHẮP GẦN XA
๑۩۞۩๑[♥(¯`•♥TRƯỜNG LONG KHÁNH VŨ♥•´¯) ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

๑۩۞۩๑[♥(¯`•♥TRƯỜNG LONG KHÁNH VŨ♥•´¯) ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑

THÀ NẶNG GÁNH VƯƠNG TƠ , CHỨ KHÔNG CHỊU XA ÁNH ĐÈN MÀU
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Cải lương không thể thiếu trí thức

Go down 
Tác giảThông điệp
THÁI NGUYÊN
Thành viên
Thành viên
THÁI NGUYÊN


Tổng số bài gửi : 51
Points : 60
Join date : 28/09/2012
Age : 31
Đến từ : THÀNH PHỐ HCM

Cải lương không thể thiếu trí thức Empty
Bài gửiTiêu đề: Cải lương không thể thiếu trí thức   Cải lương không thể thiếu trí thức I_icon_minitimeThu Oct 11, 2012 12:11 pm

Thứ Ba, 08/08/2006, 11:35 (GMT+7)

Cải lương chi bảo Bạch Tuyết:

Cải lương không thể thiếu trí thức

Tôi hiểu rõ hơn cải lương ở thời đại nào vẫn phải sống với những ý nghĩa cao đẹp, đó là bám sát “trung, hiếu, tiết, nghĩa”, ca ngợi lịch sử dân tộc và phản ánh những điều bình dị, NSƯT Bạch Tuyết chia sẻ.

NS Bạch Tuyết chú tâm vào việc học vì sự “khích tướng” của chồng - một người chồng mà theo lời chị tâm sự: “Tôi rất ngưỡng mộ và kính trọng. Anh ấy là một doanh nghiệp thành đạt với hai bằng tiến sĩ kinh tế ở Pháp và Hà Lan. Chính anh ấy đã nói thẳng với tôi: “Cô là người có tên tuổi trong lòng công chúng nhưng trình độ chưa xứng đáng với tên tuổi của cô”.

Tiến sĩ đầu tiên trên sân khấu cải lương

Lần gặp đầu tiên cũng là lần ông xã chị nói thẳng với chị điều đó, anh còn thòng thêm một câu nhức nhối: “Đó là bi kịch của người nghệ sĩ, tôi rất muốn tạo điều kiện để cô lấp đầy khoảng trống kiến thức của một người nổi tiếng”. Chị đã đau điếng như người bị xúc phạm, song ngẫm nghĩ lại thấy anh ấy là người trung thực. Bởi từ sau lời nhận xét đó, chị nhìn rõ hơn về mình, để nỗ lực vươn tới “hình dáng” của một nghệ sĩ trí thức.

Chị kể: “Năm 1988, tôi được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú, cũng năm này tôi tốt nghiệp khoa đạo diễn ở Viện Hàn lâm Sân khấu và Điện ảnh tại Sofia - Bulgaria. Về nước, tôi tiếp tục phấn đấu không ngừng, lao vào việc học để 7 năm sau (1995) tôi bảo vệ luận án tiến sĩ với đề tài Sự thích nghi của nghệ thuật sân khấu dân tộc cổ truyền ở các quốc gia Đông Nam Á với điều kiện sinh hoạt hiện đại của khán giả ở thế kỷ 21 (lễ bảo vệ luận án do hai đơn vị: Viện Hàn lâm Phim ảnh Sofia – Bulgaria và Viện Hàn lâm Hoàng gia Kịch nghệ Anh Quốc tổ chức).

Dù đã từng biểu diễn hơn 400 vở cải lương trên sân khấu, phim vidéo và đi biểu diễn ở nhiều nước như: Anh, Pháp, Đức, Úc, Tây Ban Nha, Miến Điện, Ấn Độ, Thái Lan... nhưng tôi vẫn thấy mình bé nhỏ trong việc học, nhất là học về nghề và về đạo Phật. Tôi hiểu rõ hơn cải lương ở thời đại nào vẫn phải sống với những ý nghĩa cao đẹp, đó là bám sát “trung, hiếu, tiết, nghĩa”, ca ngợi lịch sử dân tộc và phản ánh những điều bình dị.

Nếu cứ bắt cải lương chở nhiều thứ tư tưởng quá, những điều mà người xem đã đọc, nghe, nhìn thấy hằng ngày qua các phương tiện thông tin đại chúng, thì có gì để gọi là hấp dẫn. Ví như lúc tôi vào nghề, các nghệ nhân lúc quyết định truyền đạt kinh nghiệm vẫn thường ngắm giò, ngắm cẳng và ngắm cả đạo đức, tính tình, xem con bé này có biết kính trên, nhường dưới, có biết yêu thương cộng đồng hay chỉ bo bo danh phận. Chính vì thế, nếu hiểu rõ về cải lương thì mới có được những quyết định sáng suốt mà giữ cải lương”.

Có lẽ xuất phát từ ý nghĩa đó, chị đã cùng với NSƯT Kim Cương, Kim Cúc sang Bulgaria học đại học đạo diễn và bảo vệ luận án tiến sĩ ở tuổi 45. Về nước, chị đã tạo được ấn tượng khi thể hiện những kịch bản độc diễn của nhà viết kịch Lê Duy Hạnh như: Diễn kịch một mình, Hoàng hậu hai vua, Độc thoại đêm. Và vở diễn thứ sáu do chị dàn dựng sẽ ra mắt khán giả thủ đô Hà Nội vào tháng 8 này, sau đó tham gia Liên hoan Sân khấu Quốc tế 2006 dưới “thương hiệu” Nhà hát Cải lương Việt Nam.

Sự kiện Bạch Tuyết ra Bắc làm đạo diễn đã khiến cả giới nghệ sĩ trong Nam sửng sốt, người ác miệng bảo chị “mon men ra Hà Nội để chạy chọt việc được đề cử NSND”, người hài lòng như NSƯT Vũ Linh thì bảo: “Chị Ba có bao giờ chịu ngồi yên”. Lớp con cháu nối nghiệp chị như: Vũ Luân, Kim Tiểu Long, Quế Trân, Tú Sương bảo: “Cô Ba vẫn là người đầu tàu, nối liền cải lương Nam - Bắc”.

Trong thời gian này, chị dạy học tại lớp tập huấn diễn viên do Cục Nghệ thuật Biểu diễn Bộ VHTT tổ chức tại Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh TPHCM, chị vẫn thường nhắc đến ước mơ có được một sân khấu cải lương hiện đại, gần với thế giới để xứng danh là “nghệ thuật dân tộc cần được trọng thị”.

Vở Trần Nhân Tông (tác giả Lê Duy Hạnh) cũng sẽ được chọn ra một lớp hay nhất để ba thế hệ nghệ sĩ sẽ có mặt bên chị trong đêm live show tổ chức tại Nhà hát TP.

Ăn chay trường và nghiên cứu Phật học

Từ sau sự kiện gia đình chị phải bán biệt thự trên đường Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch) để thanh toán nợ nần những kế hoạch làm kinh tế không thành, dư luận trong giới đã bàn tán xôn xao về chuyện... “Bạch Tuyết bây giờ nghèo lắm”. Nhưng chị không than trách những điều tiếng không hay đó ngoài việc chú tâm cho việc học.

Chị dọn về khu đô thị mới trên đường Lê Lợi, quận Gò Vấp, ngôi nhà đơn giản, ngăn nắp, có hẳn một thư viện và phòng thờ cúng Phật. Chị lấy việc sáng tác kịch bản, nghiên cứu Phật pháp và làm từ thiện như niềm vui ở tuổi về chiều. Điều khiến chị lạc quan là sức khỏe của chị rất ổn định. Mỗi ngày chị ngồi thiền một giờ.

Chị cho biết: “Tôi ăn chay trường, quen sống giản dị. Bí quyết để tránh khỏi những cơn nóng giận sân si là ngồi thiền và nghiên cứu Phật học. Tôi nghĩ khi tuổi tác không còn trẻ, mình phải giảm bớt thời gian ca diễn để tập trung cho việc biên soạn các tác phẩm cải lương mà tôi thích.

Tôi đã chuyển thể kinh Phật thành trường ca vọng cổ mà đạo diễn Phượng Hoàng đã dàn dựng để tôi cùng ca với Lệ Thủy. Tôi cũng lao vào việc sáng tác kịch bản, được dàn dựng vidéo cải lương, được khán giả kiều bào và trong nước đón nhận với bút danh Nguyễn Thị Khánh An (tên của quê hương tôi): Đài Trang, Nguyệt Khuyết, Dung Lệ... và hàng trăm bài vọng cổ, tân cổ giao duyên. Tôi cũng có một thời gian mê hội họa, mê sáng tác nhạc, làm thơ. Đối với tôi, tất cả những công việc đó là để nâng cao kiến thức, để mình được thêm nhiều hiểu biết.

Làm công tác từ thiện thật sự là một niềm hạnh phúc vì mình được góp phần trả nợ cho cuộc đời. Tôi thường đến thăm các em ở các trường mồ côi, khuyết tật. Có lẽ tôi là một đứa bé mồ côi mẹ từ nhỏ nên tôi dễ dàng đồng cảm với các em. Vả lại tôi thấy mình nợ cuộc sống này quá nhiều thứ: nghề nghiệp, con cái, tri thức, tình yêu và hạnh phúc trong lòng khán giả..., tôi phải làm những điều đó để chia sẻ với những người kém may mắn.

Qua chương trình này, tôi muốn tri ân tình thương của thầy cô đã dành cho mình, đó là ba Năm Châu, má Bảy Phùng Há, cô Hai Kim Cúc, ba Điêu Huyền... những người đã làm nên nghề nghiệp cho tôi, hướng tôi đến với nghệ thuật bằng sự chân thành. Vì hơn bất cứ điều gì, cải lương không thể thiếu tri thức”.

(Người Lao Động)
Về Đầu Trang Go down
 
Cải lương không thể thiếu trí thức
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» cÓ AI BIẾT KHÔNG
» CÁC ĐIỆU LÝ KHÔNG LỜI
» Điệu hồ quảng Thúy Kiều Thúc Sinh (trích Hán đế biệt Chiêu Quân)
» Nữ nghệ sĩ Hồng Nga làm mưa trên không
» Dạ Không (Ye Kong) - Kim Tử Long - Thoại Mỹ - TTMLN

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
๑۩۞۩๑[♥(¯`•♥TRƯỜNG LONG KHÁNH VŨ♥•´¯) ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑ :: /[»¯¯¯¶ » THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG «¯¯¯¶¯»]-
Chuyển đến